Hoàng Kim Chi1,2, Nguyễn Đình Tuấn1, Trần Hồ Quang3, Lê Hữu Cường1, Trần Thị Hồng Hà1, Lê Mai Hương1, Trần Thị Như Hằng1*
*Tác giả liên hệ: Tel: 0912736970; Email: hangmy97@yahoo.com
1Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam
2Học viện KH&CN, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam
3Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam
Ngày nhận bài: 16/09/2019; ngày chuyển phản biện: 19/09/2019; ngày nhận phản biện: 20/10/2019; ngày chấp nhận đăng: 29/11/2019
Tóm tắt:
Từ các mẫu đất thu tại vùng chuyên canh cây nghệ vàng (Curcuma longa L.) ở Hưng Yên, nhóm nghiên cứu đã phân lập được 9 chủng vi khuẩn có khả năng hòa tan phosphate vô cơ. Trong số các chủng phân lập, PGP-V5, PGP-V20 và PGP-V21 được xác định có khả năng sinh chất kích thích sinh trưởng thực vật IAA (indole acetic acid) với hàm lượng 63,11-73,87 ppm. Bằng phương pháp sinh học phân tử kết hợp với nghiên cứu các đặc điểm sinh lý, sinh hóa, đã xác định được vị trí phân loại học của các chủng lựa chọn, lần lượt là Bacillus sp. PGP-V5, Enterobacter sp. PGP-V20 và Bacillus sp. PGP-V21. Đặc biệt, qua thử nghiệm trên đĩa thạch, chủng Bacillus sp. PGP-V21 còn biểu hiện khả năng kháng nấm gây bệnh thực vật Aspergillus niger và Fusarium oxysporum. Vì vậy có thể nói, kết quả sàng lọc và nghiên cứu đặc tính các chủng vi khuẩn vùng rễ kích thích sinh trưởng đạt được sẽ là cơ sở cho việc tạo ra chế phẩm sinh học hiệu quả và an toàn không chỉ cho cây nghệ vàng C. longa mà còn cho một số cây trồng tại khu vực Đồng bằng Bắc Bộ.