Hồ Viết Hiếu1,2*, Lê Thành Đô2*, Phan Quốc Toản1,2, Tạ Mai Phương1,2, Phạm Anh Tuấn1,2, Phạm Thị Khoa2, Ngô Giang Liên3
*Tác giả liên hệ: Email: hieuhoviet@gmail.com; lethdo@gmail.com
1Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ cao, Trường Đại học Duy Tân
2Bộ môn Vi sinh - Ký sinh trùng, Khoa Y, Trường Đại học Duy Tân
3Bộ môn Sinh học tế bào, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngày nhận bài: 11/10/2017; ngày chuyển phản biện: 13/10/2017; ngày nhận phản biện: 09/11/2017; ngày chấp nhận đăng: 02/01/2018
Tóm tắt:
Chagas là một loại bệnh nguy hiểm ở người gây ra bởi loài trùng roi đơn bào Trypanosoma cruzi Chagas, 1909 ký sinh trong đường máu. Vector truyền bệnh Chagas là các loài bọ xít hút máu (BXHM) Triatoma, Rhodnius và Panstrongylus (Hemiptera: Reduviidae). Người bị nhiễm bệnh do mắc phải T. cruzi hoặc do những nguyên nhân khác như phơi nhiễm với phân của loài BXHM, do truyền máu, mẹ truyền sang con, và do cấy ghép cơ quan nội tạng. Bài báo này phân tích đặc điểm dịch tễ học bệnh Chagas và giới thiệu về đặc điểm phân bố, phân loại của loài BXHM Triatoma rubrofasciata (De Geer, 1773), một trong những vector truyền bệnh Chagas có phân bố rộng và phổ biến trên thế giới và Việt Nam.