Nguyễn Kế Tường1, Nguyễn Quang Phích2*
*Tác giả liên hệ: nqphichhumg@gmail.com
1Trường Đại học Tôn Đức Thắng
2Trường Đại học Bình Dương
Bài viết giới thiệu một mô hình lý thuyết cho phép dự báo thời điểm có thể xảy ra tai biến địa chất cho bài toán xây dựng công trình ngầm, trên cơ sở coi khối đất đá là môi trường lưu biến với các biểu hiện là đàn hồi - nhớt - dẻo lý tưởng. Thời gian có thể xảy ra tai biến địa chất được xác định là thời điểm khối đất đá xung quanh công trình ngầm chuyển từ trạng thái biến dạng ổn định đàn hồi - nhớt sang trạng thái đàn hồi - nhớt - dẻo. Dịch chuyển giới hạn tại thời điểm xuất hiện phá hủy là tương ứng với tiêu chuẩn ổn định đề xuất trong SNIP-II-94-80 của Nga, cũng như cấp ổn định cho công trình ngầm tiết diện lớn theo IAEG 2006. Như vậy, các kết quả nhận được từ nghiên cứu cho thấy sự phù hợp với các kết quả quan trắc thực tế và quy luật thực tế trong xây dựng công trình ngầm. Điều này cũng khẳng định sự cần thiết phải chú ý đến mô hình lưu biến và các quy luật thực tế trong công tác mô phỏng, dự báo.