Thứ bảy, 25/06/2016 00:32
Số 6 năm 201648 - 53Download

Nghiên cứu khả năng phân hủy các thành phần hydrocarbon có trong nước thải nhiễm dầu của màng sinh học từ vi sinh vật gắn trên giá thể xơ dừa

Lê Thị Nhi Công1*, Cung Thị Ngọc Mai1 , Vũ Thị Thanh1 , Đỗ Thị Tố Uyên1 , Nghiêm Ngọc Minh2

* Tác giả liên hệ: lenhicong@ibt.ac.vn

1 Viện Công nghệ Sinh học, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam

2 Viện Nghiên cứu Hệ gen, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam

Ngày nhận bài: 10/07/2015; ngày chuyển phản biện: 20/07/2015; ngày nhận phản biện: 18/08/2015; ngày chấp nhận đăng: 24/08/2015

Tóm tắt:

Trong tự nhiên, các nhóm vi sinh vật thường tồn tại ở dạng liên kết chặt chẽ với nhau trên các bề mặt chất rắn hoặc các lớp trung gian giữa các bề mặt lỏng và rắn. Tập hợp này được gọi là màng sinh học (biofilm). Màng sinh học thường được tạo thành nhờ lớp protein ngoại bào của các tế bào gắn kết vào nhau. Nhờ đó, các quá trình chuyển hóa các thành phần cho các tế bào khác nhau được dễ dàng hơn, giúp cho các vi sinh vật chống chịu tốt hơn với các điều kiện khắc nghiệt của môi trường sống cũng như vi môi trường giữa các tế bào. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả tập trung vào các màng sinh học được tạo thành bởi hỗn hợp các chủng vi khuẩn và nấm men được gắn trên giá thể xơ dừa. Xơ dừa được sử dụng vừa là chất hấp phụ, vừa là giá thể sinh học cho các chủng vi sinh vật bám vào. Mật độ vi sinh vật có trên 1 cm3 xơ dừa được duy trì khá ổn định với mật độ ban đầu là 4,3 x 1010CFU và sau 7 ngày là 4,5 x 109 CFU. Hiệu quả phân hủy các thành phần hydrocarbon khó phân hủy có trong nước thải nhiễm dầu nhờ hệ thống màng sinh học từ vi sinh vật gắn trên xơ dừa sau 7 ngày thử nghiệm là rất đáng kể. Các giá trị như pH, hàm lượng dầu tổng số và các thành phần hydrocarbon đa vòng (PAHs-polycyclic aromatic hydrocarbons) đã giảm trên 99% và đạt tiêu chuẩn nước thải loại B của Việt Nam. Kết quả này mở ra khả năng ứng dụng các chất mang sinh học có chứa các nhóm vi sinh vật tạo màng sinh học để tăng cường hiệu quả phân hủy sinh học các hợp chất hydrocarbon gây ô nhiễm như dầu thô.

Từ khóa:

màng sinh học, ô nhiễm dầu, phân hủy, vi sinh vật.

Chỉ số phân loại:
2.7

Degradation of hydrocarbons in oil polluted wastewater using biofilms formed by microorganisms on coconut fiber carrier

Received: 10 July 2015; accepted: 24 August 2015

Abstract:

In nature, many microbial communities exist in close association with surfaces and interfaces as complex assemblages known as biofilms where multicellular aggregates hold together by an extracellular matrix. It is possible to take advantage of natural trans-formation processes on the constituent cells to have high resistance to environmental stresses and diverse microenvironments that help generate cellular heterogeneity. In this study, the authors focused on biofilms composed of mixed populations which were immobilized on the surface of coconut fibers. Coconut fibers were used as a crude oil sorbent as well as a biocarrier for microorganism immobilization. Microbial biomass reached 4.3 x 1010 cells/cm3 at the beginning time and 4.5 x 109 cells/cm3 after 7 day-incubation. The efficiency of degrading a number of particular xenobiotic compounds containing in crude oil wastewater by this biocarrier was demonstrated. After 7-day culture, all of values such as pH, total crude oil and PAHs (polycyclic aromatic hydrocarbons) were reduced remarkably, and they all satisfied the Vietnam waste-water standard records. This study explored the role of biocarrier in enhancing biodegradation of hydrophobic contaminants such as crude oil, and discussed the function of biocarrier in improving oxygenmass transfer and water holding capacity in soil, etc.

Keywords:

biofilm, degradation, microorganisms, oil pollution.

Classification number:
2.7
Lượt dowload: 290 Lượt xem: 713

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)