Thứ bảy, 25/11/2017 00:14
Số 11 năm 201738 - 42

Nghiên cứu phương pháp hòa tách khuấy trộn để xử lý quặng urani vùng Pà Lừa - Pà Rồng, so sánh với phương pháp hòa tách đống

Trần Thế Định* , Thân Văn Liên, Phạm Minh Tuấn, Lê Quang Thái, Vũ Khắc Tuấn, Phạm Thị Thủy Ngân, Nguyễn Hồng Hà, Lê Thị Hồng Hà, Trương Thị Ái, Nguyễn Quốc Hoàn, Hà Đình Khải

*Tác giả liên hệ: Tel: 0908422712

Viện Công nghệ xạ hiếm, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam

Ngày nhận bài: 04/10/2017; ngày chuyển phản biện: 06/10/2017; ngày nhận phản biện: 10/11/2017; ngày chấp nhận đăng: 15/11/2017

Tóm tắt:

Công nghệ xử lý quặng urani đã được nghiên cứu và đưa ra sản suất với quy mô công nghiệp ở nhiều nước trên thế giới, hiện nay vẫn tiếp tục được nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu suất thu hồi urani, đảm bảo hiệu quả kinh tế và hạn chế tác động có hại tới môi trường. Tuỳ thuộc vào từng đối tượng quặng và cấp hàm lượng urani mà người ta lựa chọn áp dụng các công nghệ hòa tách khác nhau. Viện Công nghệ xạ hiếm đã và đang tiếp tục nghiên cứu các phương pháp hoà tách nhằm đạt hiệu suất thu hồi urani cao. Hoà tách khuấy trộn là lựa chọn đầu tiên nhằm đưa ra những điều kiện tối ưu về chi phí axit, chất oxy hoá... để đạt hiệu suất thu hồi cao nhất. Trong bài báo này, các tác giả trình bày kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất thu hồi urani từ quặng (U = 1,188%) vùng Pà Lừa - Pà Rồng (tỉnh Quảng Nam) theo phưong pháp hoà tách khuấy trộn bằng axit sunfuric. Các kết quả của nghiên cứu này đã được so sánh với các kết quả nghiên cứu xử lý quặng urani bằng phương pháp hòa tách đống.

Từ khóa:

Hòa tách đống, hòa tách khuấy trộn, quặng urani

Chỉ số phân loại:
2.4

A research on processing PaLua - PaRong uranium ore by agitation leaching method, compared with heap leaching method

The Dinh Tran* , Van Lien Than, Minh Tuan Pham, Quang Thai Le, Khac Tuan Vu, Thi Thuy Ngan Pham, Hong Ha Nguyen, Thi Hong Ha Le, Thi Ai Truong, Quoc Hoan Nguyen, Dinh Khai Ha

Institute for Technology of Radioactive and Rare Elements, Vietnam Atomic Energy Institute

Received: 4 October 2017; accepted: 15 November 2017

Abstract:

Technologies for uranium ore processing have been studied and applied at industrial scale in many countries, yet being studied further to improve uranium recovery yield, assure economic effectiveness, and restrain hazardous effects on the environment. Depending on the kind of ores and uranium content, a suitable leaching technology would be selected. The Institute for Technology of Radioactive and Rare Elements (ITRRE) has been studying leaching methods to obtain the high recovery efficiency of uranium. Agitation leaching was the first selection to determine optimum conditions, i.e. acid consumption, amount of oxidant, etc to obtain the highest recovery efficiency. In this article, the optimum parameters for processing uranium ore (U = 1.188%) from the PaLua - PaRong area (Quang Nam province) by agitation leaching method using sulfuric acid were presented. The obtained data of the agitation leaching were compared with those of heap leaching technology.

Keywords:

Agitation leaching, heap leaching, uranium ore.

Classification number:
2.4
Lượt dowload: 0 Lượt xem: 1001

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)