Các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Điện tử, Tin học, Tự động hóa (Bộ Công Thương) đã nghiên cứu và làm chủ công nghệ chế tạo bộ liên lạc hữu tuyến hầm lò cung cấp cho ngành khai thác than trong nước. Đây là kết quả của đề tài: “Nghiên cứu thiết kế chế tạo bộ liên lạc hữu tuyến hầm lò trong lực lượng cứu hộ, cứu nạn mỏ” do Viện chủ trì vừa được Hội đồng nghiệm thu của Bộ Công Thương đánh giá cao.
Hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón nói chung và phân đạm nói riêng, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và chống biến đổi khí hậu, các nhà khoa học thuộc Viện Kỹ thuật Hoá học (Đại học Bách khoa Hà Nội) đã đề xuất và được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt đề tài “Nghiên cứu biến tính dầu hạt cao su và bentonit Việt Nam để chế tạo compozit ứng dụng làm màng bọc thông minh cho sản xuất phân ure nhả chậm có kiểm soát”, mã số: ĐTĐL.CN-70/19 (12/2019-8/2023). Thành công của đề tài không chỉ giúp tiêu thụ nguồn phụ phẩm trong nước mà còn giúp các doanh nghiệp sản xuất phân bón có thêm cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc chuyển đổi hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng phân bón hiệu quả cao.
Với mục tiêu bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu cây Đòn võ trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, các nhà khoa học thuộc Viện Hóa học Các hợp chất Thiên nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ (KH&CN) Việt Nam đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa xương khớp từ nguồn dược liệu cây Đòn võ phát triển tại tỉnh Thái Nguyên” (Mã số: UDNGDP.01/21-22). Đề tài nằm trong chương trình hợp tác giữa Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam và UBND tỉnh Thái Nguyên.
Thông qua việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) tiềm năng: “Nghiên cứu chế tạo cảm biến khí hiệu suất cao trên cơ sở vật liệu nanocomposit cho thiết bị quan trắc không khí tự động” do Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia (Bộ KH&CN) tài trợ, PGS.TS Chu Văn Tuấn và các cộng sự thuộc Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên đã chế tạo thành công cảm biến khí NH3, CO, NO2, SO2, H2 hoạt động ở nhiệt độ phòng trên cơ sở sử dụng vật liệu nanocomposit đã tổng hợp được làm lớp nhạy khí. Sản phẩm đã được ứng dụng vào thực tiễn, có thể thay thế thiết bị nhập ngoại.
Hiện nay, hệ thống chỉnh sửa hệ gen CRISPR/Cas9 đã được phát triển và ứng dụng trên nhiều đối tượng thực vật khác nhau. Hệ thống này đang được xem là công cụ hiệu quả nhất trong cải tạo giống cây trồng. Ứng dụng CRISPR/Cas9, các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ sinh học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã cho ra đời sản phẩm cà chua đột biến có hàm lượng đường và axit amin tăng gấp 2 lần so với giống cà chua truyền thống. Đây là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam tạo ra đột biến trên các nguồn gen tiềm năng của giống cà chua trong nước.
Ngày 25/08/2023 tại Hà Nội, Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải (GTVT) đã tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/05/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (Đề án 844) về đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực GTVT và ra mắt nền tảng hạ tầng công nghệ số Trường Đại học Công nghệ GTVT.
Ngày 15/08/2023, tại Hà Nội, Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Quốc gia (Nafosted) đã tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên và kỹ thuật năm 2023 và gặp mặt các thành viên hội đồng khoa học. Hội nghị nhằm đánh giá và ghi nhận những đóng góp tích cực của các Hội đồng khoa học nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên và kỹ thuật.
Thông qua việc thực hiện một nhiệm vụ nghiên cứu cấp thiết ở địa phương, Trường Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ đã triển khai thực hiện thành công đề tài: “Xây dựng quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Niên (Onychostoma gerlachi Peters, 1881) ở địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum”, góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản quý hiếm đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Hiện nay, việc công nhận năng lực các tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thông tin theo tiêu chuẩn quốc tế được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo an toàn thông tin cho các tổ chức/doanh nghiệp, góp phần tạo nên môi trường số an toàn. Sự công nhận này còn giúp tăng tính minh bạch, tin cậy và uy tín của các tổ chức/doanh nghiệp trong mắt khách hàng và đối tác.
Chuyển đổi số đang trở thành một xu thế trên toàn cầu. Việc áp dụng công nghệ số và tận dụng đổi mới sáng tạo đã mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho nền kinh tế của Việt Nam. Thông qua Dự án “Thiết lập, duy trì và phát triển cơ sở dữ liệu thông tin trực tuyến về đối tượng sở hữu công nghiệp (SHCN) và công cụ khai thác phục vụ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ (Viện KHSHTT) đã phát triển nền tảng dữ liệu và dịch vụ sở hữu công nghiệp (IPPlatform). Đây được xem là một công cụ quan trọng để tạo ra môi trường thuận lợi hỗ trợ việc chuyển đổi số ở các địa phương.