Đây là nhận định của các chuyên gia tại tại tọa đàm: “Bảo vệ thương hiệu trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ” do Tạp chí Công Thương (Bộ Công Thương) vừa tổ chức mới đây tại Hà Nội.
Trong nền kinh tế dựa trên tri thức hiện nay, sở hữu trí tuệ (SHTT) đã được thừa nhận là một trong các thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học (HĐNCKH) và đổi mới sáng tạo (ĐMST) của các viện nghiên cứu, trường đại học (VNC, TĐH). Xu hướng sử dụng các chỉ số về SHTT trong đánh giá hiệu quả hoạt động của các VNC, TĐH đã cho thấy nhu cầu thực tiễn của các tổ chức này nhằm mục đích quản lý, phân bổ nguồn lực cũng như cải tiến hiệu quả quản trị tổ chức. Bài viết trình bày những vấn đề cơ bản về đánh giá hiệu quả hoạt động của các VNC, TĐH bằng các chỉ số về SHTT, thực tiễn áp dụng và đề xuất cho Việt Nam.
Tại Nghị định số 17/2023/NĐ-CP ngày 26/4/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) về quyền tác giả (QTG), quyền liên quan (sau đây gọi tắt là Nghị định 17), trách nhiệm gỡ bỏ hoặc ngăn chặn việc truy cập tới nội dung thông tin số xâm phạm QTG đã được đặt ra đối với các nhà cung cấp dịch vụ trung gian (ISP) ở Việt Nam. Đây được xem là một bước tiến bộ, song những quy định này vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế nhất định. Bài viết phân tích về trách nhiệm của ISP đối với hành vi xâm phạm QTG trong môi trường số trên cơ sở so sánh với pháp luật nước ngoài, từ đó đề xuất một số kiến nghị góp phần hoàn thiện nội dung liên quan trong Nghị định.
Dư luận gần đây xôn xao về vụ việc có hay không hành vi xâm phạm quyền tác giả khi một người đã ký tên lên một bức tranh mà mình đã mua. Đặc biệt lại là một bức tranh sao chép mà không có sự đồng ý của tác giả (đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả). Bài viết này sẽ góp phần trả lời cho câu hỏi này.
Trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng hiện diện nhiều hơn trong mọi lĩnh vực đời sống. Tuy nhiên, khác với những thành tựu khoa học và công nghệ trước đó, như máy tính, điện thoại, internet…, vốn dĩ được con người xem như một công cụ đơn thuần, AI lại đang gây ra tranh cãi về việc nên đối xử với chúng như một công cụ hay một chủ thể. Dưới góc nhìn pháp lý nói chung, tư cách pháp lý của AI cũng đang khiến các nhà làm luật tốn nhiều giấy mực. Đặc biệt, trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (SHTT), sự tham gia của AI vào các hoạt động sáng tạo, vốn được xem là lãnh địa riêng của con người cũng đã đặt ra một câu hỏi hóc búa, rằng có nên công nhận tư cách tác giả của AI trong việc bảo hộ sáng chế và quyền tác giả hay không?
Tháng 6/2023, khi hãng đồng hồ Thụy Sỹ Christophet Claret trình làng bộ sưu tập đồng hồ tôn vinh các danh nhân lịch sử, trong đó có một sản phẩm thiết kế tái hiện hình ảnh Hai Bà Trưng, nhiều người Việt đã bày tỏ sự hân hoan trên các trang mạng xã hội. Nhưng ngay sau đó, một số người đã nhanh chóng phát hiện sự tương đồng đáng ngạc nhiên giữa thiết kế của Christophet Claret và 2 tác phẩm của họa sỹ trẻ Xuân Lam giới thiệu trong triển lãm Vẽ lại tranh dân gian từ năm 2019. Mặc dù chưa có bất kỳ kết luận nào, đặc biệt phía họa sỹ Xuân Lam cũng chưa lên tiếng, song việc hai tác phẩm giống nhau đến từng chi tiết (chỉ thay đổi nhỏ về bố cục) khiến một nghi vấn được đặt ra, có hay không sự xâm phạm quyền tác giả?
Trong thời kỳ công nghệ thông tin phát triển như vũ bão như hiện nay thì việc sản xuất và sử dụng các chương trình máy tính là hết sức phổ biến. Để bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho người sản xuất chương trình máy tính nhằm thúc đẩy phát triển đổi mới sáng tạo thì một cơ chế pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho loại hình này là hết sức cần thiết. Bài viết tổng hợp và phân tích các quy định pháp luật quốc gia và quốc tế về bảo hộ chương trình máy tính.
Trong bối cảnh phát triển của Cách mạng công nghiệp 4.0, các sàn thương mại điện tử (TMĐT) đã thu hút hàng triệu lượt truy cập mỗi ngày, tạo nên số lượng người dùng đông đảo và khó kiểm soát. Điều này đã tạo ra nhiều kẽ hở cho việc mua bán hàng giả, hàng nhái, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT). Bài viết đưa ra nhận diện tranh chấp quyền SHTT trong TMĐT và một số kiến nghị, giải pháp liên quan đến xác lập, bảo vệ quyền SHTT trong TMĐT hiện nay.
Việc tìm cảm hứng, nhại hoặc đạo nhái ý tưởng từ sản phẩm có trước để tạo ra sản phẩm mới trong bất kỳ lĩnh vực sáng tạo nào vẫn luôn tiềm ẩn những tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ (SHTT). Xu hướng “nhại” hay “giễu nhại” (parody) trở thành một trào lưu phổ biến trong nhiều lĩnh vực làm dấy lên những quan điểm trái chiều về tính pháp lý của các sản phẩm parody. Dưới góc độ pháp lý, căn cứ theo loại hình và bản chất của đối tượng thì sản phẩm parody nhìn chung thuộc sự điều chỉnh của pháp luật về quyền tác giả. Tuy nhiên, đối với parody thương hiệu thì sẽ phù hợp hơn nếu được xem xét dưới góc độ các quy định của pháp luật liên quan đến nhãn hiệu.
Tại Việt Nam, thuật ngữ họ sáng chế hay sáng chế đồng dạng chưa được ghi nhận một cách cụ thể trong hệ thống pháp luật. Thông qua đánh giá những lợi ích trong việc xác định họ sáng chế đối với bảo hộ sáng chế nói riêng và tài sản trí tuệ nói chung, bài viết đưa ra một số kiến nghị liên quan nhằm xây dựng và phát triển họ sáng chế ở nước ta.