Thứ năm, 15/10/2020 08:20
Số 10 năm 20204 - 9Download

Công bố khoa học quốc tế của Việt Nam: Thực trạng và một số khuyến nghị

Nguyễn Minh Quân1, Nguyễn Thị Phương1, 2, Lê Ngọc Bích1, Trương Thị Thanh Huyền1, Nguyễn Thị Mỹ An1, Phùng Thị Hiệp1, Cao Hạnh Quyên1, Nghiêm Xuân Huy3, Nguyễn Thời Trung4, Phạm Đình Nguyên1

1Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia
2Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ
3Viện Đảm bảo Chất lượng Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội
4Trường Đại học Tôn Đức Thắng

Bài viết đánh giá thực trạng công bố khoa học quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2000-2018* từ nguồn cơ sở dữ liệu Web of Science nhằm đề xuất các giải pháp thúc đẩy và nâng cao chất lượng của hoạt động này trong thời gian tới. Kết quả phân tích 31.966 công bố khoa học quốc tế có tác giả người Việt Nam cho thấy, các công bố chủ yếu thuộc lĩnh vực Khoa học tự nhiên (49%), Khoa học y dược (20,8%), Khoa học kỹ thuật và công nghệ (19,5%); 5 đơn vị có số lượng công bố quốc tế nhiều nhất: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam (VAST), Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh (VNU HCM), Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU), Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU HN), Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (BK HN) đóng góp trên 50% tổng số công bố quốc tế của Việt Nam; trên 50% số công bố khoa học quốc tế của Việt Nam có đóng góp bởi các hoạt động hợp tác quốc tế; hơn 60% tổng số bài báo khoa học quốc tế của Việt Nam có sử dụng ngân sách nhà nước là sản phẩm của nhiệm vụ nhận tài trợ từ Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia (Nafosted). Từ thực tiễn trên, bài viết đưa ra một số khuyến nghị nhằm tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng công bố khoa học quốc tế của Việt Nam.    

Lượt dowload: 298 Lượt xem: 1331

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)