Thứ sáu, 06/09/2024 08:00

Ngày 22/01/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 108/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử (NLNT) thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch được lập theo hướng tổng thể, tích hợp các hợp phần, bảo đảm tính thống nhất, liên kết có hệ thống giữa các đối tượng; phát triển bền vững, hợp lý giữa phát triển kinh tế - xã hội - môi trường với phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ (KH&CN) hạt nhân, phát triển ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ với phát triển nguồn nhân lực; bảo đảm tính linh hoạt, liên ngành, đi trước một bước về phát triển cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực chuyên gia, gắn với công nghiệp hóa, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm an toàn, an ninh, hợp tác và hội nhập quốc tế… Bài viết khái quát những điểm mới của dự thảo Quy hoạch phát triển, ứng dụng NLNT thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thứ sáu, 06/09/2024 07:55

Ngày 24/07/2024, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã ban hành Quyết định số 1705/QĐ-BKHCN phê duyệt khung Chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) cấp địa phương (PII - Provincial Innovation Index) năm 2024. Khung Chỉ số PII được xây dựng nhằm cung cấp bức tranh thực tế, tổng thể về hiện trạng mô hình phát triển kinh tế - xã hội dựa trên KH,CN&ĐMST của từng địa phương. Theo đó, PII năm 2024 vẫn giữ đánh giá, điểm số và xếp hạng theo 52 chỉ số, song có một số điểm mới so với năm 2023 như thay đổi cách tính toán chỉ số thành phần, nguồn thu thập dữ liệu... để các địa phương thuận lợi hơn trong việc cung cấp thông tin đánh giá.

Thứ sáu, 06/09/2024 07:50

Hoạt động kiểm tra, thanh tra đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý nhà nước. Trong thời gian gần đây, hoạt động kiểm tra, thanh tra được tăng cường theo định hướng của Đảng và Nhà nước ta với mục tiêu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Định hướng này đặt ra yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước quan tâm hơn đối với hoạt động kiểm tra, thanh tra và triển khai công tác này nhiều hơn làm phát sinh một số khó khăn, vướng mắc cần phải được hướng dẫn, tháo gỡ. Hoạt động kiểm tra, thanh tra có thể được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau như lý luận, pháp lý, quản lý, nghiệp vụ... Xuất phát từ tính chất và mối quan hệ vốn có giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm tra, pháp luật thanh tra hiện hành có những quy định về thanh tra, kiểm tra. Bài viết này bàn về thanh tra, kiểm tra trong quản lý nhà nước trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật thanh tra hiện hành.

Thứ sáu, 06/09/2024 07:45

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 46/2024/NĐ-CP ngày 04/05/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/08/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 46/2024/NĐ-CP). Nghị định có hiệu lực thi hành từ 01/07/2024, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Bài viết chỉ rõ một số điểm mới trong quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp tại Nghị định số 46/2024/NĐ-CP.

Thứ sáu, 06/09/2024 07:40

Việt Nam được Liên hợp quốc đánh giá là một trong chín quốc gia có thu nhập dưới mức trung bình nhưng được đánh giá cao do có chỉ số tổng hợp và chỉ số dịch vụ trực tuyến ở mức cao; từ năm 2020 đến nay, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc để hoàn thiện thể chế nhằm đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số ở nước ta… Đây là những nhận định được đưa ra tại Hội nghị thường trực Chính phủ về chuyển đổi số với các đồng chí bộ trưởng, trưởng ngành, chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương*.

Thứ sáu, 06/09/2024 07:35

Đảm bảo bình đẳng giới không chỉ giúp phụ nữ thể hiện quyền cơ bản của con người mà còn là điều kiện để thúc đẩy phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế trước những thách thức của biến đổi khí hậu (BĐKH). Tuy nhiên, ở Việt Nam, phụ nữ thường được coi là “phái yếu” và ít được coi là “đối tượng chủ động” trong quá trình đổi mới công nghệ và thích ứng với BĐKH. Do đó, việc lồng ghép chính sách bình đẳng giới và đổi mới công nghệ sẽ là nền tảng quan trọng để khẳng định vai trò của bình đẳng giới trong ứng phó với BĐKH và đổi mới công nghệ ở khu vực nông thôn Việt Nam.

Thứ sáu, 06/09/2024 07:30

Với mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện đổi mới sáng tạo (ĐMST), Trung tâm ĐMST Quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã xây dựng và ban hành Sổ tay ĐMST trong doanh nghiệp (Sổ tay). Sổ tay cung cấp thông tin tổng quan về ĐMST, ĐMST mở; phân tích một số bài học thành công về ĐMST trong một số doanh nghiệp của Việt Nam và quốc tế. Bài viết giới thiệu 3 trụ cột và 4 hành động mà các doanh nghiệp cần hướng đến để xây dựng hệ thống ĐMST trong doanh nghiệp hiệu quả, khai thác tối ưu các nguồn lực mà Sổ tay đã nêu.

Thứ bảy, 10/08/2024 08:00

Ngày 28/03/2024, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã ban hành Thông tư số 02/2024/TT-BKHCN quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa (Thông tư 02), có hiệu lực thi hành từ ngày 01/06/2024. Thông tư tập trung quy định về: quản lý nhà nước đối với hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu; quản lý sử dụng mã truy vết sản phẩm, mã truy vết địa điểm, vật mang dữ liệu và tổ chức triển khai, thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm, hàng hóa. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Nghiêm Thanh Hải - Phó Vụ trưởng Vụ Đánh giá Hợp chuẩn và Hợp quy, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia để làm rõ hơn một số vấn đề xoay quanh Thông tư 02.

Thứ bảy, 10/08/2024 07:55

Nhãn hiệu và tên thương mại (NH&TTM) là hai đối tượng quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) phổ biến được các doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, giữa hai đối tượng này lại thường xảy ra xung đột do một dấu hiệu có thể đồng thời được đăng ký/sử dụng với hai vai trò/chức năng khác nhau bởi hai chủ thể khác nhau. Trong những năm gần đây, các vụ việc tranh chấp giữa NH&TTM cũng trở nên thường xuyên hơn và có thể được giải quyết theo các cơ chế khác nhau (hành chính, dân sự hay hình sự). Bài viết giới thiệu một số tình huống tranh chấp giữa NH&TTM đã được giải quyết tại tòa án và đề xuất một số khuyến nghị về chính sách, pháp luật.

Thứ bảy, 10/08/2024 07:50

Trong số hơn 30 ngành khoa học xã hội và nhân văn (KHXH&NV) đang hoạt động hiện nay ở Việt Nam, có một số ngành rất đặc thù, ngoài giá trị khoa học tự thân còn gắn với hệ giá trị quốc gia và tinh thần dân tộc. Vì vậy, việc duy trì và đào tạo đội ngũ kế cận cần được tính toán hợp lý, để không chỉ đáp ứng yêu cầu tối thiểu về hoạt động chuyên môn mà còn xác định được chiến lược lâu dài*.

1 2 3 4 5 ... 57