
Các hoạt động trọng tâm bao gồm: tổ chức lễ mít tinh, diễn đàn cộng đồng, ngày “Không nhựa sử dụng một lần”, thu gom và phân loại rác tại nguồn, triển lãm sản phẩm tái chế và mô hình kinh tế tuần hoàn, phát động phong trào “Không nhựa” tại trường học, siêu thị, chợ, cơ quan công sở, ra quân đồng loạt thực hiện vệ sinh môi trường, thu gom và phân loại rác thải nhựa tại nguồn ở đô thị, nông thôn, khu dân cư…
Bênh cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị các địa phương đẩy mạnh truyền thông đa phương tiện, đổi mới công tác phổ biến chính sách bảo vệ môi trường, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ tái chế hiện đại và sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường. Trong đó, lấy truyền thông chính sách làm đòn bẩy thúc đẩy thực thi pháp luật, thay đổi hành vi và tạo chuyển biến rõ nét trong kiểm soát ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm do rác thải nhựa.
Trước đó, Việt Nam đã ban hành và triển khai nhiều chính sách, chương trình, chiến lược quan trọng nhằm tăng cường quản lý chất thải nhựa và giảm thiểu ô nhiễm nhựa, điển hình như: Luật Bảo vệ môi trường nâm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành với quy định cụ thể về giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa; thúc đẩy hợp tác quốc tế thông qua Chương trình Đối tác hành động quốc gia về nhựa, tăng cường nghiên cứu khoa học, triển khai mô hình hợp tác công - tư trong quản lý rác thải nhựa hướng tới kinh tế tuần hoàn; tích cực tham gia đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về chấm dứt ô nhiễm nhựa (INC) và nhiều sáng kiến quốc tế khác.
CT