Thứ hai, 25/06/2018 00:28
Số 6 năm 201870 - 72Download

Khả năng chống oxy hóa của phân đoạn dịch chiết từ gạo mầm và gạo lức

Đỗ Tấn Khang1*, Trần Nhân Dũng1, Trần Đăng Xuân2

 

 

 

1Bộ môn Công nghệ sinh học phân tử, Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ sinh học, Trường Đại học Cần Thơ

2Phòng thí nghiệm sinh lý sinh hóa, Khoa Phát triển và Hợp tác quốc tế, Trường Đại học Hiroshima, Nhật Bản

Ngày nhận bài: 02/01/2018; ngày chuyển phản biện: 08/01/2018; ngày nhận phản biện: 09/02/2018; ngày chấp nhận đăng: 26/02/2018

Tóm tắt:

Gạo mầm đã và đang được xem như “thần dược”, chữa được nhiều căn bệnh ở nước ta, do đó các sản phầm gạo mầm đang được bán với giá khá cao. Để khám phá tác dụng thật sự của gạo mầm đối với sức khỏe con người so với gạo chưa nảy mầm, đề tài “So sánh hoạt tính sinh học của phân đoạn dịch chiết từ gạo mầm và gạo lức” đã được thực hiện. Trong bài báo này, khả năng chống oxy hóa của các dịch chiết phân đoạn đã được so sánh. Kết quả cho thấy, hàm lượng polyphenol tổng trong phân đoạn H2O của gạo lức cao hơn 4 lần so với gạo mầm. Trong khi hàm lượng polyphenol tổng trong các phân đoạn hexane và chloroform giữa hai mẫu gạo khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Kết quả ghi nhận phân đoạn ethyl acetate của gạo mầm có hoạt tính ức chế DPPH cao nhất trong các phân đoạn, kế đến là phân đoạn ethyl acetate và chloroform của gạo lức, với khả năng ức chế trên 50%. Đối với phương pháp ABTS, khả năng ức chế của phân đoạn chloroform trong gạo lức là cao nhất, khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 95%, cao hơn các phân đoạn của gạo mầm. Tương tự, đối với khả năng khử, phân đoạn này cũng cho kết quả cao nhất. Như vậy, xét về hàm lượng polyphenol tổng số và hoạt tính chống oxy hóa, các phân đoạn dịch chiết trong gạo mầm không cao hơn gạo chưa nảy mầm.

Từ khóa:

Chống oxy hóa, flavonoid, gạo lức, gạo mầm, polyphenol.

Chỉ số phân loại:
2.10

Antioxidant activity of fractions obtained from germinated brown rice and brown rice

Tan Khang Do1*, Nhan Dung Tran1, Dang Xuan Tran2

1Department of Molecular Biotechnology, Biotechnology Research and Development Institute, Can Tho Univerisity

2Laboratory of Physiology and Biochemistry, Graduate School of International Development and Cooperation, Hiroshima University, Japan

Received: 2 January 2018; accepted: 26 February 2018

Abstract:

Germinated brown rice (GBR) has been considered a “magic medicine” in Vietnam which can cure or treat a lot of diseases. Therefore, it has been sold at very high prices. To examine the practical value of GBR on human health compared with brown rice (BR), the study related to comparing biological activities of GBR fractions and BR fractions has been conducted. In this paper, the results of their antioxidant activity were shown and discussed. The results revealed that total polyphenolic content in H2O fraction of BR was four times higher than that of GBR, and in hexane and chloroform fractions, the differences between BR and GBR were not considerable at p < 0.05. Moreover, ethyl acetate fraction of GBR has highest DPPH scavenging activity, followed by ethyl acetate and chloroform fractions of BR (over 50%). In ABTS and reducing power assays, the inhibitory activity of chloroform fraction of BR was the highest, significantly different from the others (p < 0.05). Briefly, the total polyphenols and antioxidant activity of some fractions of BR were higher than those of GBR.

Keywords:

Antioxidant activity, brown rice, flavonoids, germinated brown rice, polyphenol

Classification number:
2.10
Lượt dowload: 398 Lượt xem: 1373

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)